Đăng ký tại đây để có quyền truy cập bán hàng sớm độc quyền và lựa chọn mới nhất của chúng tôi.
6312233909772988572_99
There are 0 item(s) in your cart
Subtotal:
retail-la-gi-2

Retail là gì? Tất tần tật thông tin quan trọng nhất không nên bỏ qua

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thời trang, từ khóa “retail” không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, đối với những bạn mới bắt đầu bước vào kinh doanh nói chung và kinh doanh thời trang nói riêng thì định nghĩa chính xác retail là gì có lẽ khá mơ hồ. Để phát triển công việc kinh doanh của mình và con đường kinh doanh thuận lợi hơn, đừng bỏ qua các thông tin quan trọng về retail ngay sau đây.

1. Retail là gì?

Retail là gì? Chắc hẳn các bạn khi bắt đầu bước vào kinh doanh, nhất là các mặt hàng thời trang sẽ cảm thấy khá bỡ ngỡ với khái niệm này.

Retail là gì? Khái niệm retail

Trên thực tế, khái niệm retail lại rất dễ hiểu. Trong tiếng anh, retail có nghĩa là bán lẻ. Tức là nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẽ cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng.

Hình thức bán lẻ không chỉ ở các nước phát triển mà ở Việt Nam rất rất phổ biến và phát triển đa dạng. Các nhà bán lẻ sản phẩm có thể vừa là nhà sản xuất sản phẩm đó, hoặc cũng có thể lấy từ trung gian (thường là kho buôn, nhà buôn sỉ, nhà phân phối, tổng công ty).

retail là gì 3

Chuỗi cung ứng bán lẻ

Nhà kinh doanh cũng cần nắm rõ thế nào là chuỗi cung ứng bán lẻ. Chuỗi cung ứng bán lẻ là một chuỗi bao gồm: Nhà sản xuất, nhà buôn sỉ, nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Do đó, retail được coi là một hoạt động trong chuỗi cung ứng bán lẻ. Nhà buôn sỉ sẽ kết nối với nhà sản xuất để lấy số lượng lớn sản phẩm, sau đó kết nối với nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm. Nhà bán lẻ thực hiện bán lẻ sản phẩm tới người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ chính là điểm dừng chân cuối cùng của chuỗi cung ứng sản phẩm trước khi các sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.

Vai trò từng nhân tố trong chuỗi cung ứng bán lẻ

Bạn có thể hiểu rõ hơn vai trò của từng nhân tố trong một chuỗi cung ứng bán lẻ điển hình như sau:

  • Nhà sản xuất: vai trò sản xuất sản phẩm, đảm bảo đầu vào nguyên liệu, máy móc, mẫu mã,… cho đến đầu ra – các sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Nhà buôn sỉ: vai trò kết nối giữa nhà sản xuất – người bán lẻ. Nhà bán sỉ mua sản phẩm từ các nhà sản xuất với số lượng rất lớn, sau đó bán các sản phẩm này (cũng với số lượng lớn) cho các nhà bán lẻ.
  • Người bán lẻ: vai trò bán các sản phẩm với số lượng nhỏ – lẻ cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn (có thể theo mức giá bán lẻ theo đề xuất của nhà sản xuất – giá niêm yết).
  • Người tiêu dùng: Người tiêu dùng có vai trò kết thúc chuỗi cung ứng bán lẻ bởi họ là người mua hàng hóa từ nhà bán lẻ để sử dụng cá nhân.
retail là gì 2

Mô hình của hãng thời trang M2.

2. Tầm quan trọng của retail

Không chỉ cần hiểu rõ về khái niệm retail là gì, người kinh doanh cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của retail. 

Retail đơn giản chỉ là bán lẻ sản phẩm tới tay người tiêu dùng, tuy nhiên lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh và sản xuất. Bởi nhờ có retail, các nhà sản xuất mới có thể tập trung vào công việc sản xuất sản phẩm thay vì phân tán chi phí – thời gian – nhân sự cho việc làm sao đưa được sản phẩm tới từng tay khách hàng.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua hàng hóa. Thay vì phải mua 1 sản phẩm với số lượng lớn, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm với số lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Đặc biệt, các nhà bán lẻ luôn tập trung vào việc sao cho người tiêu dùng có được trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Nhà bán lẻ sẽ cung cấp giá cả, hình ảnh sản phẩm, thông tin sản phẩm, tư vấn khách hàng, gửi hàng… và những điều mà khách hàng quan tâm về sản phẩm. Thậm chí, nhà bán lẻ còn giải quyết các trường hợp lỗi – hỏng sản phẩm, đổi trả sản phẩm khi người tiêu dùng phản hồi lại sau khi mua hàng.

3. Các hình thức retail phổ biến hiện nay

Retail là gì và được thể hiện dưới các hình thức nào? Hiện nay, có rất nhiều hình thức retail phổ biến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng theo khả năng kinh doanh của mình:

  • Cửa hàng bách hóa: Đúng như tên gọi, cửa hàng bách hóa bán rất nhiều sản phẩm, hàng hóa khác nhau từ quần áo, phụ kiện, giày dép đến đồ điện tử, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm…
  • Cửa hàng tạp hóa và siêu thị: Về quy mô và mô hình cũng tương tự với cửa hàng bách hóa, bên cạnh đó tường có thêm các loại thực phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã chế biến, nguyên liệu nấu nướng,…) và các loại đồ uống.
  • Các nhà bán lẻ dạng kho: Các cơ sở bán lẻ dưới dạng kho thường khá đơn sơ, không rườm rà về mặt hình thức, số lượng sản phẩm rất lớn và thường chỉ tập trung vào một số mặt hàng nhất định, được bán với giá thấp hơn giá bán lẻ trên thị trường.
  • Nhà bán lẻ đặc biệt: Là các nhà bán lẻ chỉ chuyên về một loại sản phẩm cụ thể như đồ lót của Victoria’s Secret, quần áo thời trang của hãng Zara,…
  • Nhà bán lẻ online (bán hàng trên internet): Bán từ một trang web thương mại điện tử hoặc mạng xã hội. Sau đó họ sẽ giao hàng tới tận tay khách hàng thông qua dịch vụ vận chuyển. Họ thường bán lẻ sản phẩm với giá thấp hơn giá bán lẻ truyền thống, tuy nhiên sản phẩm thường sẽ được tính thêm phí giao hàng.
retail là gì

4. Gợi ý một số bí quyết kinh doanh retail thời trang

Bạn đang tìm hiểu retail và đang có ý định kinh doanh các mặt hàng thời trang? Sau khi hiểu rõ retail là gì, đừng bỏ qua những bí quyết kinh doanh retail mặt hàng thời trang ngay sau đây:

  • Kết hợp 2 hoặc nhiều hình thức retail: Bạn có thể vừa mở cửa hàng bán lẻ vừa kết hợp với các trang thương mại điện tử khác để tiếp cận khách hàng dễ hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
  • Tìm hiểu những gì khách hàng muốn và cung cấp cho họ: Các mặt hàng thời trang rất đa dạng, hãy tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trước khi quyết định mình nên bán dòng sản phẩm nào. Bên cạnh đó, đừng quên lưu trữ lịch sử mua hàng của khách và tạo các chương trình khách hàng thân thiết để níu chân người tiêu dùng. Hiểu rõ gu thời trang của khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng “Chào hàng” và bán được nhiều sản phẩm nhất có thể tới từng đối tượng khách hàng.
  • Đừng bỏ qua các chương trình khuyến mại hoặc minigame để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. 
  • Tạo sự khác biệt là bí quyết giúp bạn retail mặt hàng thời trang thành công hơn. Sự khác biệt có thể nằm ở phong cách bán hàng, mặt hàng mà mình đang bán, các chính sách dành riêng cho khách hàng…

Trên đây là một số kiến thức về retail và các vấn đề liên quan tới retail mà các bạn chuẩn bị kinh doanh không nên bỏ qua. Hi vọng các kiến thức hữu ích này sẽ giúp các bạn có kế hoạch và các bước đi thuận lợi nhất cho việc kinh doanh của mình. 

[block id=”thong-tin-celeb”]

Related News

x