Textile là gì – đã bao giờ bạn nghe đến vải Textile? Vải vóc là yếu tố rất quan trọng trong thời trang, từ xưa đến nay, vải vẫn đóng một vai trò không thể thiếu khi tạo nên những trang phục đặc sắc và bất hủ. Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải Textile và các loại vải khác được sử dụng phổ biến trong may mặc, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
1. Textile là gì?
Textile là gì? Có nhiều bạn khi mới tìm hiểu về lĩnh vực thời trang – nhất là trong may mặc thì thường cảm thấy bỡ ngỡ với tên gọi này.
Định nghĩa vải Textile
Textile là một thuật ngữ trong ngành may mặc, có xuất phát từ tiếng La tinh. Dịch ra tiếng Việt, Textile có nghĩa là dệt may.
Có thể xét nghĩa của từ Textile theo hai cách:
- Textile chỉ các sản phẩm được sản xuất bằng cách dệt (dệt sợi, dệt kim, dệt thoi).
- Textile là tên một loại vải được dệt bằng máy hoặc bằng tay. Có 2 loại vải Textile là vải dệt kim và vải dệt thoi.
Một số thuật ngữ khác về Textile
Ngoài nghĩa chính là vải dệt, Textile còn được dùng trong nhiều thuật ngữ khác như:
Textile Art
Art – nghệ thuật. Textile Art là các sản phẩm nghệ thuật từ vải dệt với mục đích trang trí, trưng bày và tập trung nhiều tới các yếu tố thẩm mỹ. Đây được xem là sự kết hợp độc đáo giữa dệt may thủ công với mỹ thuật công nghiệp hiện đại.
Để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua rất nhiều bước thủ công đòi hỏi kỹ năng và thời gian tỉ mỉ từng chi tiết: khâu móc, thêu, thắt nút…
Với những người yêu thích nghệ thuật làm nên từ đôi bàn tay, những sản phẩm Textile Art rất được săn đón và mang một phong cách rất đặc sắc khiến người ngoại đạo cũng có thể nhận biết và yêu thích nó. Mức giá cho các sản phẩm Textile Art không quá cao, tuỳ vào độ phức tạp của kỹ thuật thêu, phối màu, chất liệu…v…vv.
Textile Design
Nhà thiết kế có thể thiết kế nhiều phong cách trên bề mặt vải Textile. Đây thực chất là tổng hợp các công đoạn thiết kế hoạ tiết trên vải dệt thoi. Textile design không chỉ được ứng dụng trên thời trang may mặc mà còn được ứng dụng trong trang trí nội thất.
Cũng tương tự với Textile Art, những người có gu thời trang nghệ thuật, yêu thích sự mới mẻ từ mỹ thuật thủ công sẽ không thể bỏ qua trường phái này cho việc trang trí nội thất. Tuy đây không phải là một xu hướng quá mạnh mẽ tới nay nhưng vẫn được ứng dụng một cách rộng rãi, đặc biệt tại các quốc gia Á Đông có truyền thống văn hóa lâu đời như Việt Nam.
2. Đặc điểm của vải Textile
Vậy đặc điểm của vải Textile là gì? Vải Textile là loại vải có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến cho mọi loại trang phục, nhiều đối tượng có thể sử dụng. Không khó để bắt gặp các sản phẩm từ vải dệt như: Quần áo, phụ kiện, dệt gia dụng, phụ kiện như mũ, găng tay, túi xách, chăn màn…. Vải Textile còn được dùng trong nhiều ngành nghề khác như công nghiệp, nông nghiệp.
Loại vải này có những đặc điểm nổi bật như:
- Bề mặt khá thoáng, mềm xốp
- Co dãn tốt.
- Giữ nhiệt tốt, dễ dàng thích ứng với mọi cơ địa
- Ít nhăn nhàu, dễ bảo quản và làm sạch
- Cảm giác khi mặc thoải mái, dễ chịu
Tuy nhiên, trang phục từ vải dệt thường dễ bị quăn mép sau nhiều lần sử dụng. Khi không may va chạm, cọ xát với vật thể rám hay móc phải các vật thể nhọn (như móc, đinh) thì sẽ dễ bị rách, tuột vòng dệt…
4. Phân biệt giữa Textile, Fabric và Cloth
Vậy sự khác biệt giữa Fabric, Cloth và Textile là gì? Rất nhiều người nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này. Bạn có thể tìm hiểu sự khác biệt của chúng ngay sau đây:
Fabric
Khác với Textile, Fabric được hiểu đơn giản là vải thời trang. Cần phân biệt rõ vải Fabric được xem là vải thời trang thông thường, không xếp chung với vải thời trang cao cấp.
Không giới hạn ở loại sợi nào, kiểu dệt, hoạ tiết hoa văn… trang phục từ vải Fabric được biến tấu đa dạng. Sự biến tấu ấy tùy thuộc vào xu hướng và phong cách ở từng thời điểm.
Ngày nay, các tín đồ thời trang đang áp dụng xu hướng cổ điển như vải tuyn thêu, ren, vải dạ tweed, nhung… hoặc sợi lông, len…vv..vv
Cloth
Một thuật ngữ khác khá phổ biến trong thời trang: Cloth.
Khác biệt so với hai thuật ngữ trên, Cloth là loại vải được làm từ chất liệu sợi bông/ len. Có nghĩa là Cloth là khái niệm hẹp hơn so với Textile và Fabric khi nó chỉ đích danh một loại vải với chất liệu khác biệt hoàn toàn.
Hy vọng bài viết trên đã đem tới đủ những kiến thức cho bạn hiểu thêm về Textile là gì, giúp phân biệt vải Textile với một số loại vải khác dễ gây nhầm lẫn. Đừng quên theo dõi những bài viết của CELEB.STORE để hiểu thêm về thời trang với những kiến thức hữu ích.
[block id=”thong-tin-celeb”]