Merchandise là gì? Đã bao giờ bạn tò mò về thuật ngữ này? Merchandise là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực may mặc. Hiện nay thuật ngữ này có mức độ tìm kiếm ngày càng cao. Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Merchandise.
1. Merchandise là gì?
Từ Merchandise là gì trong tiếng Anh? Merchandise trong tiếng Anh được dùng để chỉ hoạt động buôn bán, cụ thể là mọi hoạt động hỗ trợ cho việc bán lẻ. Bên cạnh đó, hiện nay Merchandise còn được hiểu là một ngành nghề. Chức danh này đang trở nên phổ biến hơn tại các công ty sản xuất và thương mại, chủ yếu là may mặc.
Tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may, Merchandiser là nhân viên quản lý đơn hàng, theo dõi các đơn hàng trong công ty may mặc công nghiệp. Dù là doanh nghiệp xuất khẩu hay nội địa thì đây vẫn là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành.
Đây được coi là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, họ điều phối toàn bộ quy trình từ bước đầu tiên cho đến khi sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
2. Nghề Merchandise là gì?
Vậy nghề Merchandise là gì trong thời trang và những việc cần làm của một Merchandise là gì? Dưới đây là những thông tin chi tiết về nghề Merchandise.
2.1 Mô tả công việc của nghề Merchandise
Những việc cần làm của một Merchandise là gì? Thông thường đây là những công việc được giao cho một Merchandise:
- Tiếp nhận yêu cầu đơn hàng, đảm bảo thực thi theo đúng yêu cầu. Đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp luôn ở mức ổn định
- Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh đồng thời đảm bảo chất lượng và số lượng nguồn cung ứng nguyên liệu hàng hoá
- Tổng hợp, phân tích các phản hồi của đối tác về sản phẩm
- Phân tích số liệu về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị cung ứng để đảm bảo hàng hóa được phân phối theo đúng kế hoạch
- Thu hút sự quan tâm của khách hàng với các sản phẩm mục tiêu của doanh nghiệp
- Đề xuất chiến lược marketing và tối ưu độ nhận diện của thương hiệu
- Quản lý các vấn đề tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đối tác và các bên liên quan
2.2 Phân loại Merchandise
Không phải vị trí Merchandise nào cũng giống nhau. Trong nghề Merchandise sẽ phân loại như sau:
Merchandise quản lý đơn hàng FOB
Tại vị trí này, nhân viên merchandise sẽ theo dõi toàn bộ các đơn hàng của khách hàng đến từ trong nước hoặc ngoài nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Họ phải đảm bảo quá trình sản xuất và thành phẩm đến tay khách hàng phải diễn ra đúng trình tự và thời gian đề ra như ban đầu.
Merchandise quản lý đơn hàng CMT
Khác biệt một chút, vị trí này có nhiệm vụ quản lý và theo dõi các đơn hàng gia công, hoặc giao gia công. Chủ yếu những nhân viên này phải trao đổi với nhà máy hoặc xưởng may các yêu cầu về sản phẩm cũng như thời gian hoàn thiện. Thông thường việc cung cấp nguyên liệu do phía nhà máy và xưởng may sẽ chịu trách nhiệm.
Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa
Khác về thị trường, vị trí này sẽ thực hiện việc cung ứng và theo dõi các đơn hàng sản xuất cho thị trường trong nước. Phạm vi công việc được thu hẹp nhưng thực tế thu lại hiệu quả tập trung hơn, năng suất cao hơn.
Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp
Đây là vị trí yêu cầu nhiều chuyên môn và kinh nghiệm nhất, họ sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ đơn hàng của các bộ phận, bao gồm: FOB, CMT và cả sản xuất nội địa. Bên cạnh chuyên môn dày dặn, họ cần nắm bắt và giải quyết công việc một cách rất nhanh chóng và nền tảng quản lý tốt để đảm bảo công việc từ các bộ phận khác nhau phải có chung một kết quả yêu cầu.
2.3 Yêu cầu đối với công việc Merchandise
Vậy yêu cầu đối với công việc Merchandise là gì? Trước tiên, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên cho vị trí Merchandise phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên đúng chuyên ngành, một số ứng viên có nhiều kinh nghiệm bán hàng/ quản lý cửa hàng sẽ được ưu tiên hơn. Bên cạnh đó là một số những yêu cầu rất quan trọng khác như:
- Cần có những kỹ năng xây dựng chiến lược thu hút, thúc đẩy khách hàng mua hàng
- Cập nhật các xu hướng quản lý mới và ứng dụng vào thực tiễn để tăng cường khả năng quản lý
- Kỹ năng giao tiếp qua lời nói, văn bản
- Kỹ năng lắng nghe, thuyết trình, đàm phán
- Nhạy bén với môi trường thương mại
- Kỹ năng phân tích nhu cầu khách hàng.
3. Vai trò của Merchandise đối với doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp thì vai trò của một Merchandise là gì? Trên thực tế, Merchandise đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành may mặc.
Quản lý, đảm bảo tiến độ
Mỗi sản phẩm sẽ có đặc điểm khác nhau, về mẫu mã, nguyên liệu, định giá… vì vậy rất cần một vị trí quản lý để theo sát mọi khâu từ nguyên liệu cho tới khi sản phẩm tới tay khách hàng. Nếu như thiếu đi một trong số các công đoạn này hoặc bị chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình hoàn thiện.
Cân đối tài chính, giảm thiểu rủi ro
Việc phó mặc cho công nhân may và máy móc sẽ có nguy cơ rủi ro rất cao tới doanh nghiệp, từ năng suất sản xuất cho tới doanh thu, lâu dài sẽ không thể níu chân khách hàng khiến công việc kinh doanh đi xuống. Một Merchandiser còn giúp doanh nghiệp cân đối tài chính, lên chiến lược tổng thể một cách bao quát nhất để mỗi hợp đồng đều đạt được lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
Bộ phận Merchandise ra đời chính là giải pháp tối ưu cho việc đảm bảo mọi công việc được thực hiện đúng quy trình, giảm thiểu toàn bộ các rủi ro từ nhỏ đến lớn. Quy trình làm việc của các Merchandise hiện nay có sự hỗ trợ của công nghệ nên đã tối ưu hơn, không phải áp dụng quá nhiều thủ công và đem lại kết quả tốt cho công việc.
Trên đây là những thông tin giải đáp về thuật ngữ Merchandise là gì. Merchandise nếu hiểu như một thuật ngữ hay khái niệm thì rất đơn giản, nhưng ở phạm trù là một công việc/ ngành nghề thì đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn để tìm hiểu về một lĩnh vực có nhiều tiềm năng trong tương lai.
[block id=”thong-tin-celeb”]